Giác Ngộ - Thuở ấy, quê tôi nghèo lắm, khắp làng khắp xóm là đồng tranh mái rạ, là những vết chân trâu loang lổ trên đường, là tiếng trưa hè xào xạc trên những cọng rơm khô…

Cánh diều quê

Giác Ngộ - Thuở ấy, quê tôi nghèo lắm, khắp làng khắp xóm là đồng tranh mái rạ, là những vết chân trâu loang lổ trên đường, là tiếng trưa hè xào xạc trên những cọng rơm khô…

Và thuở ấy, lũ trẻ con chứng tôi bao giờ cũng thắp cho mình một ước mơ rất nhỏ nhoi nơi những cánh diều mỏng manh bay trong gió trong nắng đến những miền xa tăm tắp…

wwwTCD.jpg

Ảnh minh họa

Những ngày bé dại ấy, trong làng tôi toàn một đám trẻ con ngày ngày một buổi đến trường, một buổi chăn trâu cắt cỏ trên đồng ruộng bình yên quê nhà. Cứ mỗi chiều về, nhưng ngày chớm hạ nắng ửng vàng trên những chân ruộng vừa gặt, chúng tôi lại hò nhau ra thả diều trong lộng lộng gió, chan hòa nắng. Đứa nào cũng đen nhẻm vì bêu nắng, nhưng chẳng bữa nào vắng mặt.

Cánh diều của lũ trẻ nghèo chúng tôi chỉ được làm từ những trang giấy học trò đã viết kín đặc cả chữ, đâu dám hoang phí lấy giấy chưa viết. Một đoạn tre nhỏ và một chút hồ dán có khi là cơm nguội, có khi là nhựa mít, một đoạn dây dài tước ra từ những dây leo nào đó. Chỉ thế thôi, cộng với một chút khéo tay nữa là đã có một cánh diều đỏng đảnh cho buổi chiều rong ruổi trên đồng.

Thú vị nhất là có những đứa làm diều nhưng không bay được. Làm diều dễ mà cũng khó, bởi nếu nhưng không cẩn thận, không biết tính toán độ cân bằng của diều thì khi bung ra cùng gió, diều cứ quay tròn và đâm xuống đất.

Những ngày ấy đám con gái con trai thường tụ tập nhau ngay gốc đa giữa đồng, cùng nhau làm diều để thi xem diều của ai bay cao nhất. Ai nhất sẽ được cõng về đến tận làng, thích lắm nên đứa nào cũng cố làm để diều bay cao hơn nữa. Rồi những lúc vừa chăn trâu, vừa thả diều, thể nào cũng có một vài cánh diều bị đứt dây bay đi mất, chỉ còn biết ngồi thẫn thờ tiếc nuối và nhìn diều của người khác mà thôi…

***

Thời gian cứ mải miết trôi đi, những cánh diều cũng vắng dần trên trời chiều sau những mùa gặt hái. Lũ trẻ xóm ruộng nghèo năm xưa đã mỗi đứa một nơi, chẳng còn thời gian đâu nghĩ, để nhớ và những ngày thơ ấu chạy chân trần trên đồng dắt trâu thả diều xa xăm ấy cứ dần vào dĩ vãng.

Bây giờ đồng ruộng chẳng còn ngút ngàn cánh cò bay lơi lả mỗi chiều. Quá trình đô thị hóa nông thôn đã gặm nhấm dần đi cái thú vui không hẳn chỉ của trẻ thơ trên đồng ruộng quê nhà, thay vào đó là những thú chơi khác hiện đại hơn với internet, với đồ chơi bạo lực, và vô vàn cách tiêu khiển khác nữa.

Thi thoảng đâu đó khi ngước nhìn lên trời chiều, thấy vơ vẩn một cánh diều lẻ loi giữa không trung. Có đứa trẻ nào đó thả diều, nhưng làm sao cánh diều ấy cất lên nổi giữa chập chùng các loại dây điện như mạng nhện của phố thị. Làm sao những đứa trẻ ấy có thể tận hưởng được hết cái thú khi cánh diều kia được mua với giá mấy chục ngàn đồng, chẳng phải tự tay làm ra dẫu mộc mạc, giản dị, dẫu đơn sơ chứ không lòe loẹt sắc màu như những chiếc diều ngoài chợ.

Thấy thương những đứa trẻ chơi diều buổi chiều ấy, cũng chợt thấy mình còn hạnh phúc vì đã có một thời ấu thơ tung tăng theo những cánh diều quê trên mênh mang ruộng đồng…

Tùy bút của Bùi Hữu Cường


Về Menu

Cánh diều quê

doi net ve cuoc doi duc phat va su giao hoa cua sử 鼎卦 tanh tuoi tre Nghệ An Kết nối duyên lành ẩm thực tấm mau nhiem cua tam dinh tue một số thái độ sai lầm của phật tử Vua Sà c Ăn gì để có tinh thần tốt đứa con cùng khổ trở về nhà Lối sống lành mạnh giúp giảm 45 nguy hay biet chap nhan nhung gi trong hien NhÃÆ vÛi mon chã æ nói dối Ẩm thực chay giữa không gian thiền 空寂 首座 Tu Nam Định Đại lễ tưởng niệm húy tam Mệt rồi ư ba mẫu chuyện thien vien tren bien Do cõi 人生是 旅程 風景 thinh tuong dong bon su lon nhat viet nam len san Chốn bình an 佛经讲 男女欲望 tìm thấy cuộc đời mới nhờ một cuốn lan gieo duyên phật pháp cho con co nen tu tap trong hoan canh o tro chon dong thuc tap hanh lang nghe cua bo tat quan the am hoc cach cua nguoi xua day trong viec giao duc Lý Những dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu vi nu tien sy quy y cua phat de kham chua mien phi trở thành một tu sĩ phật giáo chua dong Hạnh phúc tieng chương xii về trí bân và giải hàn